Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Kinh nghiệm du học ở Úc



Trong khoảng thời gian đầu đến Úc, nhiều du học sinh Việt Nam có thể gặp không ít khó khăn do những khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa... Báo Cần Thơ giới thiệu đến độc giả bài viết của tác giả Nguyễn Hồng Chí, Trung tâm Ngoại ngữ - Trường Đại học Cần Thơ, về những khó khăn và cách khắc phục mà tác giả và một số bạn bè của tác giả đã trải nghiệm.
Kinh nghiệm du học ở Úc
Để hòa nhập nhanh vào môi trường học tập và học tốt
Khi du học, các du học sinh Việt Nam thường gặp trở ngại về ngôn ngữ. Ở Úc, tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng chính thức nhưng ngữ giọng người Úc khá bằng phẳng, pha tạp nhiều ngữ giọng nước ngoài, hơi khó nghe. Cách nói của người Úc rất đa dạng, sử dụng nhiều thành ngữ và tiếng lóng. Trong lớp, thầy cô giáo và sinh viên nói chuyện rất nhanh. Những người có chuyên môn thường hay sử dụng các từ viết tắt và nói tắt. Vì thế, ở những buổi đầu tham gia lớp, có thể bạn sẽ hoàn toàn không hiểu gì. Giáo viên cũng hay phàn nàn bài viết của sinh viên Việt Nam có nhiều lỗi ngữ pháp, sử dụng từ không chính xác, viết không đúng theo phong cách học thuật.
Kinh nghiem du hoc o Uc
Giải bài tập theo tình huống tại ĐH Quensland Úc. Ảnh: NGUYỄN HỒNG CHÍ
Bộ phận Giáo dục Quốc tế Úc (tầng trệt Tòa nhà Landmark, 5B Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) trực thuộc Tổng Lãnh sự và Đại sứ quán Úc (số 8, Đào Tấn, Quận Ba Đình, Hà Nội) có thể cho bạn những lời tư vấn bổ ích về du học Úc. Trước khi lên đường, bạn có thể tham gia vào những hội sinh viên Việt Nam tại Úc bằng email để được giúp đỡ.
Để khắc phục trở ngại này, bạn có thể tham gia lớp học tiếng Anh học thuật ở bậc đại học (kéo dài khoảng 5 tuần); có thể ở tại nhà dân địa phương. Để cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình, bạn nên thường xuyên xem ti-vi, nghe đài, đọc báo. Ngữ giọng của đài SBS dễ hiểu cho những người mới đến, đài ABC có ngữ giọng Úc đặc thù. Tờ báo The Australians có thể cung cấp cho bạn những từ vựng hiện đại được sử dụng phổ biến ở Úc. Các trường đại học cũng có dịch vụ hỗ trợ sinh viên về tiếng Anh hoàn toàn miễn phí. Sự tự tin, mạnh dạn phát biểu trong lớp học, khi học nhóm cũng giúp bạn cải thiện ngôn ngữ một cách đáng kể.
Các trường của Úc đào tạo theo học chế tín chỉ. Trung bình mỗi tuần, bạn sẽ phải làm việc ở nhà hay theo nhóm 8- 9 giờ/ môn học. Theo học ở bậc càng cao, bạn càng phải đọc nhiều sách, tài liệu. Đọc nhiều nên bạn thường có khuynh hướng lồng ghép và trích dẫn quá nhiều ý kiến của các chuyên gia trong bài viết thay vì phân tích và đưa ra những quan điểm cá nhân. Do đó, bạn chỉ đạt điểm distinction (giỏi) mà không thể vươn đến mức high distinction (xuất sắc).
Để sớm hòa nhập vào môi trường học tập ở Úc, bạn nên tham gia buổi thông tin định hướng, các buổi giới thiệu cách sử dụng các thiết bị của trường, của khoa, vào đầu học kỳ. Trong những ngày đầu tiên, bạn cần thực hiện theo những hướng dẫn để làm thẻ ngân hàng, thẻ sinh viên. Việc mượn sách, đăng ký môn học, thời khóa biểu và điểm thi sẽ được gửi qua email nên bạn phải sớm học cách sử dụng email. Ở mỗi bộ môn đều có chuyên viên phụ trách về việc đăng ký; bạn có thể gặp trực tiếp họ để xin ý kiến hoặc nhận những tài liệu hướng dẫn có liên quan. Bạn cũng có thể gặp trực tiếp giảng viên giảng dạy để thảo luận kế hoạch học tập chi tiết.
Nếu bạn muốn làm nghiên cứu trong khóa học thì nhớ ôn tập lại những lý thuyết cơ bản của môn Xác suất thống kê và mua những phần mềm xử lý số liệu phù hợp. Bạn cũng nên mua đĩa CD cài đặt phần mềm đánh tiếng Việt hoặc cài sẵn nó vào máy tính xách tay; mua 1 hay 2 cái USB (hoặc ổ cứng), đĩa CD trắng, để chép tài liệu. Bạn nên tham gia vào các nhóm đọc (reading group) theo những đề tài nghiên cứu, do các giáo sư và những nghiên cứu sinh tổ chức để có dịp mở rộng kiến thức chuyên môn và giải quyết các khúc mắc trong học tập.
Trong suốt quá trình học, giáo sư sẽ liên tục đánh giá năng lực, thái độ học tập của bạn và họ sẽ quyết định cho bạn đậu hay rớt môn học đó khi bạn bị điểm thấp. Vì vậy, bạn hãy thể hiện tinh thần học hỏi tích cực trong lớp và thường xuyên hẹn gặp giáo viên để được hướng dẫn thêm. Hãy mạnh dạn trình bày quan điểm, kinh nghiệm cá nhân của bạn. Nếu đang nghiên cứu, bạn phải gặp giáo sư hướng dẫn tối thiểu hai tuần/ lần và tuân thủ thời khóa biểu làm việc được thiết lập trước. Bạn phải đọc sách, tạp chí chuyên ngành theo đúng yêu cầu của giáo sư. Bạn tuyệt đối tránh ăn cắp văn của người khác hoặc “xào nấu” lại các bài viết của chính mình hoặc quên đánh tên tác giả trong tài liệu tham khảo, vì đây là một trong những “trọng tội”, có thể bị đuổi học.
Sống vui vẻ cùng người Úc
Bạn nên nhớ các gia đình ở Úc rất tiết kiệm nước vì Úc là quốc gia khô hạn. Vì vậy, họ không thích những ai phí phạm nước như xả nước liên tục khi súc miệng, tắm trong bồn tắm, sử dụng máy giặt thường xuyên... Người Úc luôn hy vọng mọi người đều chia sẻ công việc nhà với nhau như nấu cơm, rửa chén, hút bụi, cắt cỏ trong vườn... Mọi người đều rất tôn trọng sự tự do trong sinh hoạt cá nhân và ít khi tỏ thái độ quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Sau 10 giờ đêm, bạn không nên gọi điện thoại cho người khác, nhất là sử dụng số điện thoại bàn. Nếu có ai gọi gặp người trong nhà nhưng họ không có ở đấy, bạn hãy ghi chú lại trên tờ giấy nhỏ và dán ở trên cửa phòng của người đó. Nếu thành viên ở chung nhà có nhờ bạn dọn dẹp, giúp một công việc hoặc xin một vài điếu thuốc, bạn đừng ngạc nhiên khi họ trả tiền cho bạn. Bạn hãy lịch sự và vui vẻ từ chối với lý do đây là những việc vặt vãnh.
Trung bình tổng chi phí cho một năm học trung học hoặc thạc sĩ tại Úc là 28.500 đô-la Úc. Bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách đem theo những vật dụng cần thiết từ Việt Nam, như: điện thoại di động, máy tính xách tay, từ điển, quần áo đủ mặc, mỹ phẩm cá nhân... Bạn nên mang theo kim chỉ, nút áo, đồ cắt móng tay. Bạn có thể chọn mua hàng hóa ở hệ thống siêu thị Woolworths, K-Mart và Coles với những mặt hàng có giá bình dân. Những mặt hàng có ghi hiệu Homebrand thì cực rẻ nhưng nghe nói đây là những hàng được sản xuất ở công đoạn cuối của dây chuyền sản xuất với các chất liệu còn sót lại hay là những mặt hàng chất lượng thấp. Bạn có thể mua một số mặt hàng điện và điện tử ở các cửa hàng Converters nhưng phải kiểm tra chất lượng một cách kỹ lưỡng. Thông thường mỗi năm Úc có bán hàng giảm giá trong suốt tháng 6. Bạn có thể tận dụng cơ hội này để trang bị cho mình những vật dụng còn thiếu.
Để kiếm tiền, bạn có thể đi làm ở các shop người Việt nhưng lương không cao và không có nhiều giờ để làm. Bạn có thể liên hệ với bộ phận sắp xếp việc làm cho sinh viên ở trường để đăng ký xin thêm giấy phép làm việc với lệ phí khoảng 60 đô-la Úc (bạn được quyền làm không quá 20 giờ/ tuần; nếu bạn học tiến sĩ thì thời lượng này sẽ ít hơn nhiều, 8 giờ/ tuần, không vượt mức 240 giờ mỗi năm). Sau khi có giấy phép này, bạn có thể xin việc làm với lương cao hơn. Khi bạn về nước, bạn nhớ xin công ty nơi bạn đã từng làm việc xác nhận công tác cho bạn. Sau đó, bạn hãy liên hệ với công ty bảo hiểm có liên kết với công ty của bạn để xin tiền trợ cấp thôi việc.
Thời tiết ở Úc thay đổi khá nhanh trong thời gian ngắn, thậm chí là chỉ trong vòng một ngày. Sự thay đổi thời tiết đột ngột sẽ khiến bạn dễ bị viêm họng, nhức đầu và sổ mũi. Do đó, bạn hãy liên tục theo dõi dự báo thời tiết trên ti-vi để phòng bị. Trước khi lên đường, bạn nên chuẩn bị cho mình một ít thuốc trị các bệnh: cảm cúm, chảy mũi, tiêu chảy, ăn không tiêu và dị ứng.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho chuyến du học của bạn thuận lợi hơn.

Những bí quyết chăm sóc sức khỏe cho du học sinh




Đi du học xa nhà thì những lúc đau ốm thật vất vả vô cùng vì vậy hãy nhớ 5 bí quyết dưới đây của chúng tôi để chăm sóc cho sức khỏe của ban tốt nhất khi du học nhé.
Những bí quyết chăm sóc sức khỏe cho du học sinh
1. Có các số khẩn cấp trên tay
Khi bắt đầu bất cứ một chương trình du học nào, bạn có thể nhận được một gói dữ liệu với nhiều thông tin cần thiết, bao gồm số điện thoại y tế khẩn cấp và các số liên lạc khác. Hãy giữ lại và ghi nhớ chúng thay vì… ném chúng vào sọt rác. Bạn nên sử dụng số điện thoại đó cho đúng lúc để nhận được sự giúp đỡ kịp thời nếu bị chấn thương hay ốm. Ghi nhớ nhé: Số điện thoại khẩn cấp tại Mỹ là 911 và tại các nước Châu Âu là 112.
2. Có địa chỉ của một hoặc nhiều bác sĩ
Nếu bạn muốn khám sức khỏe định kỳ và đảm bảo duy trì một sức khỏe tốt thì nên liên hệ thường xuyên với một hay nhiều bác sĩ và tạo mối quan hệ thân quen với họ. Người tốt nhất để hỏi chính là những người đại diện cho chương trình du học của bạn. Họ sẽ tìm cho bạn những bác sĩ có chuyên môn và có kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc sức khỏe cho sinh viên quốc tế.
Tốt hơn hết nên tìm đến những bác sĩ biết tiếng Anh và có uy tín một chút để tránh bị những ông “lang băm” lừa đảo.
3. Sử dụng Dịch vụ y tế quốc gia NHS (National Health Service)
Bạn sẽ nhận được những chế độ ưu đãi dành cho sinh viên của NHS nếu bạn là một sinh viên quốc tế và học tập tại Anh Quốc hơn 6 tháng. Những ưu đãi này bao gồm khám, kiểm tra sức khỏe cũng như chữa bệnh miễn phí (ngoại trừ những vấn đề về nhãn khoa và nha khoa). Tuy nhiên, bạn vẫn phải trả một khoản tiền nhất định cho bất kì loại thuốc nào bạn mua từ hiệu thuốc (khoảng 7 bảng).
Để sử dụng dịch vụ NHS, bạn phải đăng ký một thẻ khám bệnh với bác sỹ tại nơi bạn ở (GP- General Practitioner) ngay sau khi đến Anh Quốc. Hầu hết các trường đại học tại Anh đều có phòng khám bệnh cho sinh viên ngay trong khuôn viên trường. Đây là nơi bạn có thể kiểm tra sức khỏe, tiêm phòng và chữa bệnh.
Nếu muốn đăng ký khám bệnh với bác sỹ gần khu vực sinh sống, bạn có thể tìm kiếm danh sách bác sỹ tại trang web của NHS. Bạn cũng có thể tìm kiếm một cơ sở y tế cho gia đình (Family Health Service Agency) trong danh bạn điện thoại của khu vực bạn ở hoặc trên Internet.
Bạn sẽ nhận được một thẻ NHS với mã số NHS riêng trên thẻ sau khi đăng ký. Thẻ được gửi đến địa chỉ mà bạn điền trên bản đăng ký.
4. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hiệu quả
Một điều vô cùng thiếu sót đó là các du học sinh nhà mình chỉ nghĩ đến bảo hiểm y tế khi đã được điều trị xong xuôi và tá hỏa khi thấy tiền viện phí chất cao như núi. Bạn có biết, chi phí cho các dịch vụ y tế ở nước ngoài cực kỳ mắc không. Thậm chí ngay cả người bản địa cũng có thể… sạt nghiệp nếu không có sự hỗ trợ của bảo hiểm ý tế. Vậy nên đừng quên trình ra những giấy tờ cá nhân cũng như bảo hiểm y tế của mình nếu không may phải đi bệnh viện nhé.
5. Tự chăm sóc bản thân là Number One!
Ăn uống đầy đủ cả về chất và lượng trong các bữa ăn hang ngày, đừng quá ham chơi trong các quán bar cũng như sử dụng các chất kích thích gây hại đến sức khỏe. Thường xuyên tập thể dục giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể nữa.
Thêm vào đó hãy mang theo những vật dụng cần thiết như mũ nón, ô dù hay áo khoác khi bạn ra ngoài nhé. Thời tiết tại các nước như Anh, Mỹ, Đức, Nhật… rất dễ làm bạn bị ốm nhẹ. Vậy nên hãy có một hộp y tế tại phòng ở để bạn tạm thời “chống cháy” khi nhức đầu sổ mũi. Có sức khỏe tốt chắc chắn sẽ giúp bạn học tập thành công hơn đó!

Link 

Các điểm giải trí văn hóa của Úc




Du Lich Uc, 9 3 9 Các điểm giải trí văn hóa của Úc
Từ những đài tưởng niệm quốc gia đến phòng trưng bày trong tiệm và những lễ hội tổ chức ngoài trời, các thành phố của Úc có nền văn hóa phong phú và đầy tính sáng tạo.  Tham dự một buổi biểu diễn đầy đủ ở Nhà Hát Opera biểu tượng của Sydney và khám phá kho báu gồm những điểm giải trí quốc gia của Canberra.  Có sự tương phản giữa những triển lãm hoành tráng với nghệ thuật đường phố ở Melbourne, nơi có các đoàn nhạc kịch và múa ba-lê.  Đắm mình trong văn hóa của thổ dân và của người châu Âu dọc theo North Terrace của Adelaide, tìm xem nghệ thuật thổ dân hoặc chào đón lễ hội ngoài trời ở Darwin.  Khám phá những không gian văn hóa của Brisbane từ Trung Tâm Văn Hóa Queensland đến Powerhouse rất hiện đại.  Xem một vở nhạc kịch tại nhà hát cổ nhất của Úc ở thành phố Hobart và chuyển từ các phòng trưng bày và bảo tàng của Perth sang nghệ thuật ven bờ biển của Fremantle.
Du Lich Uc, 9.3.9 cultural attractions sydney hl Các điểm giải trí văn hóa của Úc
Sydney, New South Wales
Xem rất nhiều các vở nhạc kịch, giao hưởng hoặc múa ba-lê tại Nhà Hát Opera biểu tượng của Sydney, nơi những khung cảnh lấp lánh của Cảng Sydney làm tăng giá trị của sự trải nghiệm này trong thời gian nghỉ giữa giờ.  Bắt gặp màn trình diễn của Đoàn Nhạc Kịch Sydney hoặc Đoàn Ca Múa Bangarra ở Vịnh Walsh tao nhã, hoặc đến thăm những nhà hát độc lập ở Đồi Surry và Kings Cross.  Chia nhỏ con đường mòn văn hóa từ Rocks đến Công Viên Hyde, bao gồm Bảo Tàng Nghệ Thuật Đương Đại, Bảo Tàng Nghệ Thuật New South Wales và Bảo Tàng Úc.  Khám phá các phòng trưng bày nghệ thuật từ lớn đến nhỏ ở Paddington, Đồi Surry và Redfern, cũng là nơi có không gian trình diễn rất hiện đại CarriageWorks.  Thưởng thức nhạc jazz tại Tầng Hầm ở Circular Quay, một buổi diễn ở Nhà Hát Lyric của Pyrmont hoặc một buổi hòa nhạc tại Nhà Hát State.  Trong khu vực nội thành về phía tây, Enmore và Newtown có rất nhiều điểm biểu diễn nhạc sống.  Tận hưởng không khí ốn ào của Lễ Hội Sydney diễn ra vào tháng 1, Lễ Hội Các Nhà Văn Sydney vào tháng 5 và Liên Hoan Phim Sydney vào tháng 6.
Du Lich Uc, 9.3.9 cultural attractions melbourne hl Các điểm giải trí văn hóa của Úc
Melbourne, Victoria
Tìm xem bộ sưu tập nghệ thuật Úc khổng lồ tại Viện Bảo Tàng Quốc Gia Victoria, một trong những bảo tàng nằm trong không gian văn hóa tại Federation Square.  Đi thăm Trung Tâm Nghệ Thuật Đương Đại Úc ở Southbank gần đó, tại đây du khách có thể bắt gặp buổi biểu diễn của Đoàn Nhạc Kịch Melbourne và Dàn Nhạc Giao Hưởng Melbourne.  Khám phá nghệ thuật công cộng ở Docklands và tranh trên tường, tranh sắp đặt và các phòng trưng bày của các nghệ sĩ trong các phố nhỏ quanh co.   Xem Đoàn Balê Úc hoặc Opera Úc trình diễn trên sân khấu nhà trong Trung Tâm Nghệ Thuật.  Ăn mặc chỉnh tề để tham dự một buổi biểu diễn âm nhạc bom tấn ở nhà hát quận hoặc những trò múa hát, nhạc kịch hoặc âm nhạc trên các con đường nhỏ trong khu CBD.  Đến thăm Viện Bảo Tàng Thành phố và Bảo Tàng Melbourne, tại đây du khách sẽ khám phá văn hóa thổ dân của bang Victoria.  Tìm hiểu thêm tại Koorie Heritage Trust hoặc trên đường Aboriginal Heritage Walk trong Vườn Bách Thảo Hoàng Gia.  Melbourne có rất nhiều sự kiện văn hóa bao gồm Liên Hoan Hài Kịch Melbourne vào tháng 4, Liên Hoan Nhạc Jazz Quốc Tế vào tháng 5 và Liên Hoan Nghệ Thuật Quốc Tế vào tháng 9.
Du Lich Uc, 9.3.9 cultural attractions brisbane hl Các điểm giải trí văn hóa của Úc
Brisbane, Queensland
Hãy quên thời gian trong Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Đương Đại, bảo tàng lớn nhất loại này ở Úc, và xem bộ xương của khủng long Queensland trong Bảo Tàng Queensland.  Tìm xem tác phẩm của những nghệ sĩ nổi tiếng của Úc trong Bảo Tàng Nghệ Thuật Queensland và xem múa ba-lê, opera hoặc dàn nhạc giao hưởng tại Trung Tâm Nghệ Thuật Biểu Diễn Queensland.  Tất cả nằm dưới mái vòm của Trung Tâm Văn Hóa Queensland trên South Bank.  Ở New Farm, không gian công nghiệp đã được chuyển đổi của Brisbane Powerhouse là nơi biểu diễn nhạc kịch, hài kịch, múa, nghệ thuật, chợ và nhà hàng.  Xem nhạc sống ở Thung Lũng Fortitude  gần đó hoặc thưởng thức vở kịch riêng tại West End.  Xem một dàn nhạc biểu diễn giữa các cây cột khổng lồ của Customs House.  Bắt gặp đủ thứ từ biểu diễn trò múa hát đến hài kịch ở Treasury Building, được xây dựng với phong cách của một lâu đài Ý, hoặc xem các buổi hòa nhạc của cộng đồng trong Tòa Thị Chính Brisbane.  Tham dự Liên Hoan Các Nhà Văn Brisbane vào tháng 9 và Lễ Hội Brisbane vào tháng 10.
Du Lich Uc, 9.3.9 cultural attractions adelaide hl Các điểm giải trí văn hóa của Úc
Adelaide, Nam Úc
Ngạc nhiên trước bộ sưu tập cổ vật thổ dân lớn nhất thế giới ở Viện Bảo Tàng Nam Úc và bộ sưu tập toàn diện nghệ thuật thời thuộc địa của Úc tại Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Nam Úc.  Xa hơn nữa dọc theo North Terrace, đến thăm Thư Viện của Bang, Tòa Nhà Quốc Hội và Tòa Nhà Chính Phủ.  Xem bộ sưu tập nghệ thuật ở Trung Tâm Lễ Hội Adelaide, trụ sở Đoàn Opera của Bang, Nhà Hát Nhạc Kịch của Bang, Nhà Hát Ca Múa Nhạc của Úc và Dàn Nhạc Giao Hưởng Adelaide.  Xem các nghệ sĩ và nhà điêu khắc sáng tác ở West End hoặc đi dọc con đường trưng bày từ khu CBD tao nhã đến Kent Town và Norwood gần đó.  Ra phố để xem những màn trình diễn kịch, nghệ thuật, âm nhạc, múa và phim ngoài trời trong Lễ Hội Adelaide diễn ra vào tháng 2 và kéo dài một tháng.  Nghe nhạc thế giới tại WOMADelaide, được tổ chức vào ngày 2 tháng 3 hàng năm trong Công Viên Bách Thảo xanh tươi.   Xem những màn trình diễn tuyệt vời tại Lễ Hội Múa Hát Adelaide vào tháng 6 hoặc tham gia văn hóa ‘đồng tính’ tại Lễ Hội Feast diễn ra vào tháng 11.
Du Lich Uc, 9.3.9 cultural attractions perth hl Các điểm giải trí văn hóa của Úc
Perth, Tây Úc
Xem nghệ thuật thổ dân ở Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Tây Úc và nghệ thuật trình diễn ở Viện Nghệ Thuật Đương Đại Perth.  Khám phá nguồn gốc địa lý, lịch sử thổ dân đa dạng phong phú, và khu định cư châu Âu trong Viện Bảo Tàng Tây Úc.  Tất cả đều có trong Trung Tâm Văn Hóa Perth ở Northbridge.  Cách đó mấy tòa nhà, xem Đoàn Ba-lê, Opera và Dàn Nhạc Giao Hưởng Tây Úc biểu diễn trong nhà hát duy nhất còn lại từ thời Edward ở Úc.  Xem kịch ở Playhouse và các Nhà Hát ở Perth hoặc nghe các nghệ sĩ và dàn nhạc giao hưởng biểu diễn qua kiến trúc âm thanh siêu đẳng của Phòng Hòa Nhạc Perth.  Thăm Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Thổ Dân ở Công Viên Kings trước khi khám phá các bảo tàng và khu nghệ thuật của Fremantle.  Lang thang qua Bảo Tàng Hải Dương của Tây Úc, Bảo Tàng Fremantle và Trung Tâm Nghệ Thuật Gothic mới của Fremantle.  Xem nghệ thuật thổ dân và nghệ thuật đương đại ở những phòng trưng bày dọc theo High Street trong Công Viên Mosman và Cottesloe.  Hàng năm vào mùa hè, Liên Hoan Nghệ Thuật Quốc Tế Perth luôn có chương trình biểu diễn dày đặc các vở nhạc kịch, âm nhạc, múa hát và nghệ thuật tạo hình.
Du Lich Uc, 9.3.9 cultural attractions hobart hl Các điểm giải trí văn hóa của Úc
Hobart, Tasmania
Ngắm nhìn nghệ thuật của những người định cư đầu tiên và một đôi gấu Tasmanian được bảo tồn trong Viện Bảo Tàng Tasmania và Bảo Tàng Nghệ Thuật, bao gồm những tòa nhà di sản nằm trên khu bến cảng Sullivans Cove.  Đến thăm xưởng vẽ của các nghệ sĩ và xem nghệ thuật trình diễn ở các nhà kho di sản thuộc Trung Tâm Nghệ Thuật Salamanca.  Xem Dàn Nhạc Giao Hưởng Tasmania biểu diễn ở Phòng Hòa Nhạc Federation trên Đường Davey hoặc nghe nhạc jazz sống ở một trong những quán bar ở Khu Salamanca.  Xem các vở ba-lê, opera, bi kịch và âm nhạc hoặc thoáng thấy bóng ma đã được đồn thổi nhiều trong Nhà Hát Hoàng Gia, nhà hát cổ xưa nhất ở Úc.  Noel Coward từng biểu diễn tại đây và Sir Laurence Olivier đã yêu cầu người dân Tasmania giữ lại tòa nhà này.  Xem những nghệ sĩ hàng đầu của Tasmania tại Bảo Tàng Lady Franklin ở Thung Lũng Lenah Valley và tìm hiểu những bức tranh tường, những vỉa hè và các cột đèn được trang trí hoa văn dọc theo những con phố ở North Hobart.  Những nhạc công đổ ra các đường phố của Hobart để tham dự Lễ Hội Mùa Hè Hobart và lễ hội Taste of Tasmania kéo dài một tuần, trong dịp năm mới.
Du Lich Uc, 9.3.9 cultural attractions canberra hl Các điểm giải trí văn hóa của Úc
Canberra, Lãnh Thổ Thủ Đô của Úc
Tìm hiểu về sự ra đời của hệ thống chính trị của Úc trong Tòa Nhà Nghị Viện cũ, sau đó xem các chính trị gia tranh luận các vấn đề hiện nay từ phòng công cộng của Tòa Nhà Quốc Hội hiện đại.  Xem bộ sưu tập nghệ thuật đẹp nhất của Úc tại Viện Bảo Tàng Quốc Gia Úc và những nhân vật nổi tiếng của Úc tại các cuộc vận động bỏ phiếu ở National Portrait Gallery.  Thăm Viện Bảo Tàng Quốc Gia Úc, Đài Kỷ Niệm Chiến Tranh và Phòng Trưng Bày Quốc Gia tại Thủ đô.  Nghiền ngẫm những văn kiện lịch sử tại Thư Viện Quốc Gia Úc hoặc bản hiến pháp đầu tiên của Úc tại Văn Khố Quốc Gia gần đó   Tìm nghệ thuật và thủ công nghệ trong Viện Bảo Tàng và Phòng Trưng Bày Canberra hoặc thưởng thức nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật biểu diễn tại Phòng Trưng Bày ANCA.  Xem opera, vũ ballet, trình diễn tuồng hoặc nhạc tại Trung Tâm Kịch Nghệ Canberra. Xem một buổi trình diễn địa phương tại Street Theatre hoặc chọn xem trình diễn nhạc cổ điển tại Trường Âm Nhạc trong Đại Học Quốc Gia Úc.  Đừng bỏ qua Nhạc Hội Quốc Tế Canberra tổ chức vào tháng 5.  Lái xe trên đường Poachers Trail đến các phòng trưng bày, phim trường, xưởng thủ công nghệ rải rác khắp vùng nông thôn của Canberra.
Du Lich Uc, 9.3.9 cultural attractions darwin hl Các điểm giải trí văn hóa của Úc
Darwin, Lãnh Thổ Phía Bắc
Khai thác di sản phong phú của thổ dân ở Darwin và hồi tưởng lại trận cuồng phong Tracy năm 1974 trong Viện Bảo Tàng và Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật của Lãnh Thổ Phía Bắc. Xem nghệ thuật và thủ công nghệ truyền thống và đương đại của thổ dân trong những phòng trưng bày dọc theo Đường Mitchell có hai hàng cọ hai bên đường. Xem cảnh quay cuộc không kích thành phố Darwin trong Thế Chiến II tại Viện Bảo Tàng Quân Sự East Point và thăm những căn lều độc đáo tại Myilly Point Historical Precinct. Khí hậu nhiệt đới của Darwin đồng nghĩa với việc có nhiều hoạt động văn hóa ở ngoài trời.   Xem các buổi chiếu phim ngoài trời ở Deckchair Cinema, từ tháng 4 đến tháng 11.  Lắng nghe buổi trình diễn của ban nhạc Bass in the Grass tại Đại Hý Viện Darwin vào cuối tháng 5.   Đừng bỏ qua Lễ Hội Darwin vào tháng 8 – 18 ngày âm nhạc, khiêu vũ, kịch nghệ, hài kịch, quán rượu, điện ảnh và nghệ thuật tạo hình tại Vườn Bách Thảo George Brown.  Cũng trong tháng đó, Lễ Hội Darwin Fringe Festival diễn ra trong 15 ngày với các cuộc hội thảo, biểu diễn nhào lộn trên không, trình chiếu phim của thổ dân, giải thưởng thơ văn, nhạc trên đường phố, hài bình dân và trưng bày nghệ thuật.

Link 

NHỮNG THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH VISA ÚC TỪ NGÀY 24/3/2012 VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý


Sự thay đổi về chính sách visa này nhằm thắt chặt việc quản lý học sinh và đồng thời tạo điều kiện cho những học sinh nghiêm túc du học.
1/ Thay đổi về cấp độ xét visa
Cấp độ xét 1 (AL1): hoc sinh không phải chứng minh thu nhập bình quân, không cần IELTS khi xin visa du học và áp dụng với các pathways sau:
-          English/Foundation/Diploma/Advanced Diploma + BA;
-          English/Pre-master/Graduate Diploma/Certificate + MA;
-          English + PhD;
-          Vào học thẳng Ba/ Ma/ PhD.
Lưu ý:
-          Học sinh vào học thẳng đại học nằm trong DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐƯỢC CHẤP THUẬN hoặc học liên thông từ các trường cao đẳng có trong danh sách hợp tác liên thông với từng trường đại học cụ thể;
-          Phải có eCoE khi nộp hồ sơ vào Đại sứ quán (ĐSQ)
-          Học sinh không cần chứng minh thu nhập bình quân, không cần số tiết kiệm nhưng phải chứng minh có đủ tài chính cho việc du học. Các trường đai học sẽ có các form để kiểm tra năng lực tài chính của học sinh và yêu cầu xác nhận và có checklist các tài liệu cần để gửi tới trường trong hồ sơ xin học cho học sinh.
 
Cấp độ xét 2 (AL2): Dành cho học sinh học tại các trường không nằm trong danh sách các trường được chấp nhận vào AL1, và học sinh đăng kí học chương trình phổ thông và học sinh cần chứng minh thu nhập bình quân, có sổ tiêt kiệm.
 
Cấp độ xét 3 (AL3): Dành cho những học sinh chỉ đăng ký học:
-          Hoặc chỉ tiếng Anh;
-          Hoặc chỉ dự bị đại học (Foundation)
-          Hoặc chỉ cao đẳng (Diploma)
-          Hoặc chỉ cao đẳng nâng cao (Advanced Diploma)
-          Hoặc các chứng chỉ Pre-master, Graduate Diploma, Certificate mà các khóa học này không kết nối học sinh lên bậc học đại học hoặc sau đại học.
Du học sinh sẽ được yêu cầu về chứng minh tài thu nhập bình quân và có sổ tiết kiệm
 
2/ Thay đổi về việc học sinh thay đổi khóa học
-          Học sinh có thể thay đổi khóa học và việc được chấp nhận hay không là hoàn toàn do nhà trường quyết định, học sinh cần phải kiểm tra với trường đã học vì nhà trường có thể có những yêu cầu hợp lý nhưng bất lợi đối với học sinh khi học sinh chuyển đi.
-          Lời khuyên là học sinh không nên thay đổi khóa học trừ khi bất khả kháng và phải được cả trường cũ và trường mới đồng ý.
 
3/ Thay đổi về quy định làm thêm trong khi đang học:
-          Học sinh các bậc học phổ thông, cao đẳng, đại học, dự bị, thạc sĩ được phép làm việc 40h/2 tuần (như vậy sẽ có sự linh hoạt hơn, thậm chí trong tuần 1 học sinh có thể làm 40h, tuần 2 không làm giờ nào hoặc ngược lại)
-          Học sinh học tiến sỹ không hạn chế giờ làm.
 
4/ Thay đổi về quy đinh ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp:
Học sinh học các khóa học Cao đẳng hoặc Đại học có độ dài 2 năm trở lên được ở lại làm việc tại Úc. Cụ thể:
-          Học sinh tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ  được ở lại làm việc 2 năm.
-          Học sinh học Thạc sỹ nghiên cứu được ở lại 3 năm
-          Học sinh học Tiến sỹ được ở lại 4 năm.
 
5. Thay đổi trong quy định về việc hủy visa sinh viên
Việc tự động hủy visa sinh viên do sinh viên không đi học, trượt, không tuân theo quy định của trường… đã được dỡ bỏ. Sinh viên có các quyền giải thích, khiếu nại hợp lý
 
6. Thay đổi trong việc cấp visa sớm cho học sinh
Visa có thể được cấp 4 tháng trước khi học sinh nhập học. Tuy nhiên, học sinh chỉ nên đi trước từ 2 ngày – 2 tuần.
 
7/ Thay đổi trong quy đinh đăng kí học tiếng Anh
-          Học sinh học phổ thông: Không cần kiểm tra tiếng Anh đầu vào và có thể học tối đa 50 tuần.
-          Học sinh chỉ đăng ký học tiếng Anh: Không cần có chứng chỉ IELTS hoặc TOEFL trước khi học.
-          Phụ huynh có visa dạng giám hộ được đăng ký học tiếng Anh.

Tóm lại:Chính sách visa có rộng mở hơn, tuy nhiên, các thông tin về thân nhân và gia đình học sinh…sẽ được kiểm tra kỹ hơn: tiểu sử gia đình, học sinh, quá khứ học tập, kế hoạc học tập tương lai, dự định sau khi học xong…
 
Quý phụ hunh và các em học sinh có thể xem thêm thông tin tai:
Website để có thêm thông tin: www.immigration.gov.au/student/knight
 
Và liên hệ với chúng tôi để có thêm thông tin chi tiết về kế hoạch du học của mình.

Những điều cần biết khi du lịch tại ÚC - Du học tại Úc


Ghé thăm quần đảo xinh đẹp lớn nhất thế giới nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương, vùng đất với nhiều điều thú vị mà ít quốc gia nào có được. Đất nước tươi đẹp này đang chuyển mình bước vào hè, mùa du lịch đẹp nhất trong năm, với nhiệt độ từ khoảng 15-25 độ C, đến với miền đất đầy nắng và gió, chiêm ngưỡng thành phố Sydney với những bờ biển dài vô tận và những rặng núi hùng vĩ, những thị trấn cổ kính, những bầu trời xanh trong và không khí nồng nàn hương vị biển .
 



Bản đồ Australia

Tới đây, du khách sẽ được đi thăm thành phố Melbourne, là trung tâm nghệ thuật của Australia với sự lãng mạn của những tòa nhà cổ, những viện bảo tàng hoành tráng.0020Ngoài ra, bạn còn được tham dự vô số các sự kiện nghệ thuật diễn ra trong năm. Đây cũng là kỳ nghỉ hè của những du học sinh đang du học tại Australia, cơ hội tốt nhất để gia đình và người thân lên kế hoạch sang du lịch và thăm thân.


1. SYDNEY


Đến Sydney, du khách sẽ có cơ hội khám phá nét hoang sơ của những khối đá uluru hay ngất ngây trước các công trình kiến trúc vĩ đại, các tòa nhà chọc trời. Ngoài ra, nếu tinh ý, du khách sẽ phát hiện ra sự kết hợp thật logic giữa tất cả các tòa nhà hiện đại trên thành phố. Bạn có thể làm quen với nhiều dân tộc trên đất nước này và học hỏi được nhiều điều từ họ.

Nhà hát con sò - một nơi không thể bỏ qua khi đến đất nước Australia . Người ta đã mất 14 năm để có thể hoàn thành nhà hát này và nó thật sự là một trong những công trình nổi tiếng vĩ đại nhất thế giới. Những người tham gia xây dựng nhà hát đều muốn nó trở thành một công trình độc đáo và nổi tiếng nhất thế giới. Nhiều buổi hòa nhạc, những công trình quy mô lớn được tổ chức ở đây. Dù đứng ở góc độ nào, bạn cũng đều thấy nhà hát thật lộng lẫy. Từ khi xuất hiện, nó đã là một trong những công trình tiêu biểu đại diện cho thế kỷ, vì thế, nó rất hãnh diện khi đại diện cho thành phố, giới thiệu hình ảnh đất nước Australia với cả thế giới.




  Nhà hát Con Sò

Cầu cảng Sydney - Nằm ngay cạnh “nhà hát Con Sò” diễm lệ và cũng là một biểu tượng không thể thiếu của người Úc. Cây cầu này là một trong rất ít cây cầu nắm giữ được nhiều “cái nhất” nhất: như cây cầu rộng nhất thế giới, cây cầu cao nhất thế giới (hiện nay đã bị một số cây cầu của Pháp, Đức vượt qua), và nhiều năm liền được bình chọn là cây cầu đẹp nhất thế giới. Đó là những lý do mà du khách không thể bỏ qua cây cầu này trong chuyến hành trình của mình. Bên cạnh đó có một điều có lẽ thu hút nhiều du khách nhất khi đến cây cầu này đó là trò chơi “hành trinh chinh phục cầu cảng”. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ can đảm để thử sức với trò này. Vì vậy trò này không dành cho những người “yếu tim”.




 Cầu cảng Sydney

Bảo tàng hải dương học Sedney Aquarium là một trong những bể cá lớn nhất thế giới – nơi sinh sống của hơn 6000 loài động vật biển đặc trưng của vùng biển Australia. Du khách sẽ có cơ hội khám phá một thế giới dưới lòng đại dương kỳ ảo khi đi dọc theo đường ống bằng thủy tinh dài 145m nằm sâu dưới lòng cảng biển Darling. Sydney Aquarium được xây dựng nhằm kỷ niệm 200 năm thành lập Australia và từ khi ra đời năm 1988 Sydney Aquarium ngay sau đó đã trở thành một địa điểm thu hút đông đảo du khách quốc tế.


 
Bảo tàng hải dương học Sedney Aquarium

Bãi biển Bondi - cách Sydney 20 phút chạy xe Với bờ cát trắng trải dài gần 7 km cùng vị trí thuận lợi là lý do mà từ lâu bãi biển này đã trở thành một trong những bãi biển thu hút khách du lịch đông đảo nhất thế giới. Đặc biệt hàng năm có hàng loạt những lễ hội văn hóa diễn ra trên bãi biển này đã thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm đổ về đây để khám phá niềm vui vô tận của xứ sở Kanguru. Bãi biển này nổi tiếng với các sự kiện thường niên như: Festival phim Flickerfest diễn ra vào tháng riêng, Ngày môi trường thế giới vào tháng 6… Bên cạnh đó bãi này cũng tập trung rất nhiều những khách sạn, nhà hàng, quán cà phê sa hoa và sang trọng.


 
Bãi biển Bondi

Wandin Valley và Sandalyn Estate - Có lẽ không ít khách du lịch quốc tế cũng như Việt Nam du lịch sang Sydney đơn giản chỉ muốn được dạo bước trong những đồn điền trồng nho để có thể ngắm nhìn và thưởng thức những trái nho chín mọng ngay trên cây. Bên cạnh đó du khách cũng được tham quan và nếm thử các loại rượu vang truyền thống vừa mới ra lò. Bên cạnh xưởng sản xuất rượu là xưởng sản xuất pho mát bạn có thể ăn bao nhiêu tùy thích. Nơi đây cũng là một địa điểm tham quan và mua sắm ưa thích của rất nhiều du khách. Đó cũng là lý do mà sau khi lên xe rời nơi đây ai ai cũng tìm cho mình được một vài chai rượu vang và một vài hộp pho mát với giá rất rẻ mà chất lượng lại đảm bảo.

 



Wandin Valley

Vịnh Nelson - Là một trong những địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến du lịch ở Sydney. Vịnh Nelson quyến rũ du khách bởi những làn nước trong xanh, những con thuyền trở khách du lịch ngược xuôi ngắm cảnh hai bên bờ vịnh tất cả đã tạo nên một không khí hết sức đặc biệt. Đặc biệt tới đây du khách có cơ hội ngắm nhìn những chú cá voi với khoảng cách rất gần. Dọc bên bờ vịnh có nhiều nhà hàng và quán cà phê được thiết kế khá thoáng mát và là một nơi vô cùng lãng mạn cho các cặp tình nhân.


 
Vịnh Nelson

Công viên Featherdale - Tọa lạc tại Blacktown, công viên Featherdale là niềm kiêu hãnh của người dân Australia, nơi nuôi dưỡng hơn 2.200 loài động vật quý hiếm, đặc trưng nhất của Châu Úc như gấu Koala, Kanguru, thú mỏ vị… Bên cạnh đó cũng có rất nhiều loài động vật quý hiếm khác như chim cánh cụt Fairy Penguins, cá sấu nước mặn… Tới đây bạn sẽ được tận hưởng một đời sống hoang dã thật sự được cho các con Kanguru ăn, “hun” những chú Koala hiền lành và chụp hình với những con vật dễ thương khác. Nơi đây cũng bày bán rất nhiều những món quà lưu niệm và cả những quán cà phê “hoang dã” rất ấn tượng.

 

 
Công viên Featherdale

Vườn thú Taronga - Một trong những vườn thú lớn nhất nước Úc nơi cũng có vô số những loài đông vật quý hiếm, đặc trưng của Châu Úc như những chú hải câu, chim cánh cụt, báo biển… và những con vật biển khác hết sức đáng yêu. Bạn cũng có cơ hội được ngắm nhìn rất gần những loài vật có nguy cơ tiệt chủng khác như những con tinh tinh 60 tuổi, cá mập, gấu… những con vật này rất thân thiện và mang lại những giây phút lý thú cho du khách. Nơi đây cũng vừa triển khai khu triển lãm có tên gọi Great Southern Qceans với hàng loạt những loài sinh vật biển quý hiếm.


 
Vườn thú Taronga


Viện bảo tàng Sydney - Ngoài việc hấp dẫn khách du lịch với hàng loạt những địa danh nổi tiếng thì văn hóa Úc cũng là một trong những lý do thu hút khách du lịch. Sydney có hàng loạt những viện bảo tàng mở cửa cho khách du lịch tham quan như: Bảo tàng Australia, Bảo tàng Do Thái, Bảo tàng sức mạnh con người, Bảo tàng hải dương học… nhưng có lẽ thu hút khách du lịch nhất vẫn là Viện bảo tàng Sydney – nơi trưng bày những cổ vật, những di tích và dấu ấn quá trình hình thành và phát triển của Sydney. Tới đây bạn sẽ phần nào hiểu thêm về đất nước, con người về phong tục tập quán của người dân Úc.


 
Bảo tàng Australia

2.GOLD COAST

Đúng như tên gọi Gold Coast (bờ biển vàng), bờ biển nơi đây dài hơn 32 km, trải đầy cát vàng, được xem là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất thế giới. Bởi vậy mới có câu “đến Úc mà chưa đến Gold Coast, coi như bạn chưa biết gì về  Australia”. Gold Coast còn mang đến cho các du khách niềm hãnh diện khi từng đến nơi này.Gold Coast nổi tiếng là một thành phố du lịch tại Úc với nhiều bãi biển đẹp và là thiên đường của các môn thể thao biển.

 



Bờ biển Gold Coast

Nhằm biến Gold Coast trở thành nơi nghỉ dưỡng đúng nghĩa thì một trong những biện pháp bảo đảm môi trường trong sạch được địa phương này đặt lên hàng đầu. Tất cả các dự án đầu tư không được xâm hại đến cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt là khu rừng nguyên sinh Wildlife nổi tiếng bảo tồn nhiều loài thú quý như kangaroo, chó sói dingo, sếu đầu đỏ, gấu koala… Tại khu trung tâm thành phố Gold Coast không có bất cứ khu nhà nào dành cho công sở hoặc nhà dân mà hoàn toàn chỉ có resort, khách sạn, nhà nghỉ.


 
Gấu koala rừng nguyên sinh Wildlife

Để biến Gold Coast là thành phố du lịch, tất cả, từ con đường chính Surfers Paradise - nơi được coi là thiên đường mua sắm, hay những khu vui chơi giải trí Sea World, Movie World, Dream World, Snow Centre...với những trò chơi cảm giác mạnh, những show diễn mang nội dung giới thiệu nền văn hóa, con người nước và thổ dân Úc ... tất cả đều lấy đối tượng khách du lịch làm trọng tâm.



Sea World



Dream World




Movie World

3. BRISBANE


Brisbane là thủ phủ và thành phố lớn nhất tiểu bang Queensland với dân số 1.7 triệu. Vì có khí hậu cận nhiệt đới, các cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng thế giới, nền kinh tế thịnh vượng và tiêu chuẩn sống cao, Brisbane là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất của Úc với trung bình 50.000 người di cư đến vùng này mỗi năm. Brisbane là một thành phố sành điệu hấp dẫn nằm trên hai bờ Sông Brisbane. Thành phố có một khu trung tâm thương mại nhộn nhịp bao gồm Siêu Thị Queen Street với các gian hàng kiểu cách và các quán cà phê vỉa hè. Bên kia sông, bãi biển của thành phố, việc dạo chơi bên bờ sông và các khu chợ cuối tuần của South Bank Parklands nằm trong số những điểm thu hút nhất của thành phố.




 Brisbane City Hall - khu tòa thị chính của thành phố.

Đại học Queensland (UQ) là một trong những học viện đứng hàng đầu ở Úc về việc giảng dạy và nghiên cứu, đã nổi tiếng trên thế giới với ban giảng huấn từng đạt được những giải thưởng danh dự, với các nhà nghiên cứu lừng danh, cùng những tiện nghi và những dịch vụ học hỏi thượng hạng ở bậc đại học. Trường Đại học Queensland là một trong những trường Đại học lớn của Australia đào tạo tổng hợp các chuyên ngành về kinh tế - xã hội. Tổng số sinh viên của trường lên tới 37.177, trong đó có 6.332 sinh viên quốc tế.




 Đại học Queensland



 Roma Street Parklands
 


New Farm Park




CityCat

4. CANBERRA

Khám phá Canberra, thủ đô của Úc và là kho báu của những khu giải trí quốc gia. Không ồn ào hối hả, không đầy ắp xe hơi và nhà cao tầng, Canberra thanh bình và duyên dáng đến bất ngờ. Vào mùa xuân, những khu vườn ở Canberra rực sáng bởi hoa Floriade. Mùa thu, bầu trời Canberra tràn ngập bóng bay sặc sỡ trong Lễ hội kinh khí cầu Canberra.


Hội hoa Floriade

Tại Lake Burley Griffin du khách có thể quan sát người đi bộ, người đi xe đạp, những chiếc thuyền buồm và những đoàn thuyền rồng.  Hồ nhân tạo rộng lớn này là trung tâm của thành phố Canberra. Xung quanh hồ có rất nhiều điểm giải trí cấp quốc gia.

 



Lake Burley Griffin

Lắng nghe câu chuyện kể về Canberra tại Triển Lãm Thủ Đô Quốc Gia. Lắng nghe bản hòa âm của 55 chiếc chuông đồng trên tháp chuông National Carillon ở đảo Aspen và thăm quan Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh.


 
National Carillon

Đến với khu Parliamentary Triangle để thăm Quốc hội và Tòa Nhà Nghị Viện cũ trên đồi Capital Hill. Tìm hiểu về sự ra đời của hệ thống chính trị Úc và thăm phòng trưng bày công cộng để xem những nhà chính trị Úc thảo luận về các vấn đề tại Phiên chất vấn (Question Time),Ngắm tranh sơn dầu của những người Úc nổi tiếng tại National Portrait Gallery, Nghiền ngẫm những tài liệu lịch sử tại Thư Viện Quốc Gia Úc hay tìm hiểu về hiến pháp đầu tiên của Úc tại Văn Khố Quốc Gia gần đó. 



National Portrait Gallery

Kết thúc chuyến tìm hiểu về văn hóa Úc bằng một buổi biểu diễn tại Canberra’s Theatre Centre ở Civic.


5. MELBOURNE


Melbourne là thủ phủ, là thành phố lớn nhất bang Victoria và là thành phố lớn thứ hai ở Úc sau Sydney. Nằm ở phía Đông nam châu Úc, Melbourne được thành lập năm 1835 bởi những người khai hoang đến từ vùng Van Diemen (Tasmania) và thị trấn này nhanh chóng phát triển trở thành thủ phủ đầu tiên của quận Port Phillip, New South Wales và sau đó là thuộc địa tách biệt của bang Victoria. Ngày nay, Melbourne đã là trung tâm cảng biển, dịch vụ và trung tâm sản xuất hàng đầu của Australia
.


 TP. Melbourne về đêm

Eureka Tower - Với độ cao 300m gồm 92 tầng và 560 căn hộ , Eureka Tower là tòa nhà được dùng làm khu chung cư cao nhất, tọa lạc tại hướng Southbank thành phố Melbourne. Hai kiến trúc sư Nonda Katsalidis và Karl Fender đã thiết kế tòa nhà như một thành phố thẳng đứng, mảnh khảnh. Được định vị một cách ngoạn mục ngay tim của Southbank, Eureka đưa ra 360 góc nhìn về xung quanh thành phố, vịnh, và núi. Tháp Eureka được bao vây bởi dòng sông Yarra, những công viên xanh, khu vực của nghệ thuật, khu mua sắm Southgate, làm cho nó là nơi có vị trí uy thế nhất thành phố Melbourne.



Eureka Tower

Thư viện bang Victoria (State Library of Victoria - SLV) là một trong những thư viện lâu đời nhất nước Australia. Tọa lạc ngay trung tâm Melbourne, SLV gồm 19 khu vực phân bố đều khắp 6 tầng. Muốn tìm hiểu về lĩnh vực nghệ thuật (hội họa, điêu khắc, truyền hình, điện ảnh...), bạn có thể tìm đến Arts Reading Room nằm ngay tại tầng trệt. Phòng đọc mang tên Redmond Barry (một trong những người sáng lập ra SLV) tập trung những ấn phẩm về kinh tế, khoa học xã hội, nhân văn, luật, thể thao, khoa học, kỹ thuật, v.v... mà không phải thư viện nào cũng có.




 State Library of Victoria



Chợ Queen Victoria
Ghé thăm quần đảo xinh đẹp lớn nhất thế giới nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương, vùng đất với nhiều điều thú vị mà ít quốc gia nào có được. Đất nước tươi đẹp này đang chuyển mình bước vào hè, mùa du lịch đẹp nhất trong năm, với nhiệt độ từ khoảng 15-25 độ C, đến với miền đất đầy nắng và gió, chiêm ngưỡng thành phố Sydney với những bờ biển dài vô tận và những rặng núi hùng vĩ, những thị trấn cổ kính, những bầu trời xanh trong và không khí nồng nàn hương vị biển .


Link 

Danh lam thắng cảnh ở Úc - Du học tại úc


Du lịch Úc - Trong khi ở thành phố Darwin ở phía Bắc có khi hậu nhiệt đới nóng ẩm, ở Alice Spring giữa sa mạc miền Trung nắng như thiêu như đốt thì ở đảo Tasmania phía Nam Melbourrn lại có tuyết rơi. Thời tiết đa dạng cùng với phong cảnh tuyệt vời đã khiến cho Australia trở thành cục nam châm thu hút du khách.
Ngọn núi thiên Uluru Úc
Ngọn núi thiêng Uluru - Biểu tượng của Australia
Phần lớn du khách nước ngoài đến Australia đều đi qua Sydney - thành phố lớn nhất, đông dân nhất Australia và là cửa ngõ chính giao tiếp với thế giới bên ngoài. Sydney được coi là thủ đô ngầm của quốc gia rộng lớn nhưng thưa dân này.
Nhà hát Opera Úc
Biểu tượng của Sydney là nhà hát ca kịch Opera nổi tiếng thế giới được xây dựng theo thiết kế
của kiến trúc sư người Đan Mạch Jørn Utzon.
Bãi biển Whitsunday Islands ở Queensland
Với gần 50.000 km bờ biển, Australia có tới 10.000 bãi tắm tuyệt vời.
Bãi biển Palm Cove
Bãi biển Palm Cove tiếp giáp với bãi san hô Great Barrier Reef là
một trong những bãi biển đẹp nhất Australia.
Rạn san hô Great Barrier
Great Barrier Reef ở ngoài khơi Queenslands là một thế giới thủy cung kỳ ảo
do hơn 300 loài san hô bỏ ra nhiều nghìn năm gây dựng.
Down Under
Down Under chính là một thiên đường cuốn hút các tay lướt sóng hàng đầu thế giới.
Nghề chăn nuôi cừu ở Úc
Australia có tới 85 triệu con cừu và là một trong những nước xuất khẩu len hàng đầu thế giới.
Công viên quốc gia Nambung
Công viên Quốc gia Nambung ở miền Tây Australia.
Tuyến đường sắt

Tuyến đường sắt "Ghan" nối liền thành phố Adelaide ở phía Nam với thành phố Darwin ở phía Bắc Australia. Trong hành trình 49 tiếng đồng hồ, du khách được trải nghiệm bốn vùng thời tiết khác nhau.
Thành phố Melbourne
Thành phố Melbourne ở bang Victoria, miền nam Australia.

Link